Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 29/04/2024 | 17:46 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Châu Âu tiếp tục kế hoạch chuyển đổi điện than sang điện khí trong năm nay

22/03/2024
Giá bán buôn khí đốt quay đầu giảm về mức trước khủng hoảng Nga-Ucraina và xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo gia tăng đang khuyến khích các nhà máy điện tại Châu Âu dần loại bỏ nhiên liệu than gây ô nhiễm, hướng tới dừng sử dụng than hoàn toàn tại các nhà máy điện nhiên liệu hỗn hợp.
Giá bán buôn khí đốt quay đầu giảm về mức trước khủng hoảng Nga-Ucraina và xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo gia tăng đang khuyến khích các nhà máy điện tại Châu Âu dần loại bỏ nhiên liệu than gây ô nhiễm, hướng tới dừng sử dụng than hoàn toàn tại các nhà máy điện nhiên liệu hỗn hợp.
Năm 2022 và 2023, giá khí đốt châu Âu tăng đã làm cho nhiều nhà máy điện phải quay trở lại dùng than vì chi phí rẻ hơn, trong bối cảnh khu vực đang cố gắng để dừng điện than nhằm tuân thủ các mục tiêu cam kết quốc tế về môi trường.
Hiện nay, giá khí đốt đã bình ổn trở lại, thuận lợi cho vận hành điện khí, cho phép các nước tái khởi động việc thực hiện các mục tiêu chống biến đổi khí hậu nêu trên.
Kể từ đầu năm cho đến nay, giá khí đốt châu Âu đã giảm khoảng 15% do nguồn cung dồi dào và mùa đông tương đối ôn hòa, thấp hơn 90% so với giai đoạn đỉnh điểm tăng giá của năm 2022.
Giá than của EU đã giảm xuống nhiều từ mức cao kỷ lục hơn 100 EURO/tấn vào đầu năm 2023, nhưng chúng sẽ cần giảm hơn nữa, xuống còn 47 EURO mỗi tấn hoặc thấp hơn để các nhà máy điện than hiệu suất cao có thể thay thế các nhà máy điện khí hiệu suất thấp trong quý I năm 2024. Điều này dường như là không thể vào thời điểm hiện nay. Trên sàn giao dịch, giá than EU đang được bán với giá khoảng 61 EURO/tấn.
Trong vài tháng gần đây, số lượng các nhà máy điện chuyển đổi từ than sang khí tăng lên, tương tự diễn biến của một số tháng cuối năm 2023. Hiệp hội Năng lượng Châu Âu mong rằng trong năm 2024 các nước thành viên sẽ chuyển đổi điện than sang điện khí nhiều hơn, nhất là ở các quốc gia sở hữu cả hai loại nguồn phát than và khí đốt như Đức, Ba Lan và Hà Lan, cũng như các nước sản xuất than lớn, đồng thời có năng lực truyền tải để nhập khẩu khí đốt như Cộng hòa Séc, Hi Lạp, Rumani và Bulgari.
Nhiều quốc gia EU đã dừng hoàn toàn điện than hoặc quy định giới hạn phạm vi chuyển đổi điện than sang điện khí quy mô lớn, trong đó có Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Anh.
Hai quốc gia phát điện than cao nhất khu vực là Đức và Ba Lan cũng đã giảm tỷ trọng điện than trong những năm gần đây.
Tại Ba Lan, than là nguồn phát điện chính, nhưng theo dữ liệu vận hành mạng lưới điện Châu Âu-Ba Lan thì trong tháng 01, tháng 02 vừa qua, quốc gia này đã có nhiều chuyển đổi sang điện khí và điện năng lượng tái tạo.
Trong 02 tháng đầu năm 2024, tỷ trọng điện khí của Ba Lan đã tăng 32% so với cùng kỳ, trong khi đó dùng than cứng và than non  giảm lần lượt 15% và 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Ở Đức, thời lượng vận hành của các nhà máy điện than, điện khí giảm sâu, chủ yếu chỉ được vận hành vào giờ cao điểm.
Việc gián đoạn cung ứng điện từ các nhà máy thủy điện như đã xảy ra tại châu Âu vào năm 2022 do mực nước xuống thấp và những lần cúp điện trước đây tại các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp có thể làm cho thời lượng vận hành điện than, điện khí tăng lên. Tuy vậy, trong ngắn hạn điều đó được đánh giá là khó xảy ra.
Theo dữ liệu của Viện Fraunhofer Đức, năm 2023 sản lượng điện từ than bùn, được sử dụng trong các nhà máy điện nhiên liệu hỗn hợp tại Đức đã giảm 26,8 TWh, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1963, chỉ còn lại 81,2 TWh. Trong khi đó, sản lượng điện từ than cứng giảm 21,4 TWh, xuống còn 36,8 TWh, mức thấp nhất kể từ năm 1955. 
Có thể nói rằng, trước những vấn đề cấp bách về môi trường sống và cam kết của các quốc gia về chống biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững là xu hướng tất yếu nhằm bảo vệ và duy trì môi trường sống cân bằng và an toàn cho tất cả mọi người. Công tác bình ổn giá và xử lý khủng hoảng năng lượng của EU là kinh nghiệm quý báu để các quốc gia trên thế giới xem xét nghiên cứu và tham khảo.
Việt Phương tổng hợp
​(Nguồn: https://www.reuters.com)

Cùng chuyên mục

Hội Dầu khí Việt Nam gửi ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

29/04/2024

Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Điện lực sửa đổi lần 2 và dự thảo Tờ trình dự án Luật Điện lực sửa đổi của Bộ Công Thương, để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, ngày 26/4, Hội Dầu khí Việt Nam (VPA) đã gửi một số ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151