Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 09/05/2024 | 01:52 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Mitsui công bố Quyết định đầu tư cuối cùng với Dự án khai thác khí lô B

31/03/2024
Dự án khai thác khí Lô B đã chính thức có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) từ phía Tập đoàn Mitsui & Co., Ltd (Nhật Bản) theo công bố ngày 29/3 của Tập đoàn này.
Ngày 29/3, Tập đoàn Nhật Bản Mitsui &Co., Ltd đã phát đi thông cáo về việc thông qua công ty con là Mitsui Oil Exploration Co., Ltd. (MOECO), đã đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng với Dự án khai thác khí Lô B và ký kết các hợp đồng liên quan cùng với các đối tác kinh doanh liên quan đến chuỗi Dự án khí điện Lô B - Ô Môn, bao gồm mỏ khí thượng nguồn và đường ống nối mỏ khí này với tổ hợp nhà máy nhiệt điện chạy khí.
Trước đó, hồi tháng 8/2023, Petrovietnam cũng cho hay, các bên tham gia phát triển mỏ khí Lô B đã không đạt được thống nhất về điều kiện FID của các đối tác nước ngoài, cụ thể là: tại thời điểm FID phải có cam kết tiêu thụ khí của ít nhất 3 nhà máy điện kèm theo thời điểm nhận khí của các nhà máy này.
Có thể nói việc Mitsui công bố FID cho dự án khia thác khí Lô B là bởi đã có hàng loạt thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn được Petrovietnam ký kết vào ngày 28/3/2024.

Petrovietnam cam kết mua khoảng 5,06 tỷ m3 mỗi năm từ Lô B trong Giai đoạn bình ổn
Đó là Hợp đồng mua bán khí (GSPA) Lô B với các điều khoản cam kết mua bán khí Lô B giữa Chủ mỏ, gồm các Bên Bán là Petrovietnam, Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, Công ty MOECO (Nhật Bản), Công ty PTTEP (Thái Lan) với Bên Mua là Petrovietnam. Lượng khí Lô B mỗi năm được các Bên cam kết giao nhận khoảng 5,06 tỷ m3 trong Giai đoạn bình ổn.
Tiếp đó là Hợp đồng Petrovietnam thuê các Chủ vận chuyển (gồm các Bên:PV Gas, Petrovietnam, Công ty MOECO, Công ty PTTEP), theo các điều khoản, điều kiện cam kết trong Hợp đồng vận chuyển khí (GTA) Lô B, nhằm vận chuyển toàn bộ lượng khí Lô B (khoảng 5,06 tỷ m3/năm) về bờ, qua trạm tiếp bờ tại Kiên Giang và tuyến đường ống trên đất liền từ Kiên Giang về Ô Môn (Cần Thơ).
Hợp đồng đấu nối, vận hành và dịch vụ (TOSA) giữa Các Chủ mỏ (gồm các Bên là Petrovietnam, PVEP, MOECO, PTTEP) và Chủ Vận chuyển (gồm các Bên: PV GAS, Petrovietnam, MOECO, PTTEP). Đây là hợp đồng dịch vụ để đấu nối các trang thiết bị của Chủ vận chuyển với giàn khai thác khí Lô B và Chủ mỏ sẽ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ liên quan để hỗ trợ Chủ vận chuyển trong suốt thời hạn hợp đồng.
Petrovietnam ký hợp đồng bán khí cho Nhà máy Ô Môn I
Hợp đồng tiếp theo là bán khí giữa Petrovietnam cho Nhà máy điện Ô Môn I thuộc Tổng công ty Phát điện 2 với lượng khí mỗi năm khoảng 1,265 tỷ m3 trong Giai đoạn bình ổn.
Như vậy có thể thấy, Hợp đồng mua bán khí (GSPA) Lô B được ký với Petrovietnam với lượng khí cam kết giao nhận là khoảng 5,06 tỷ m3/năm trong giai đoạn bình ổn và Hợp đồng bán khí cho Nhà máy Ô Môn I chính là cú hích để MOECO đưa ra FID.
Các nhà máy điện trung Trung tâm điện lực Ô Môn
Với thực tế Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV đều đã được chuyển giao sang cho Petrovietnam là chủ đầu tư. Nghĩa là việc cam kết mua khí của Lô B từ Petrovietnam cho hai nhà máy điện do chính Petrovietnam là chủ đầu tư không có trở ngại gì.
Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.
Quy mô đầu tư của Dự án khai thác khí Lô B ước tính vào 6,6 tỷ USD. Petrovietnam là Người điều hành Hợp đồng với tổng phần tham gia trong hai hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC, Lô B&48/95 và Lô 52/97) là khoảng 42,9%. Một đơn vị thành viên khác của Petrovietnam là PVEP tham gia góp vốn với 27%.
MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) tham gia góp vốn với tỷ lệ lần lượt 22,4% và 7,7%.
Dự án khí Lô B cũng được Mitsui cho là “hoạt động kinh doanh cốt lõi thế hệ tiếp theo của MOECO. MOECO đã tham gia vào dự án có tính cạnh tranh cao này từ giai đoạn thăm dò và dự án dự kiến sẽ mang lại thu nhập ổn định trong dài hạn”.
Năng lực sản xuất ước tính là 490 triệu feet khối mỗi ngày (tương đương 13,87 triệu m3/ngày), dự kiến bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2026.
Ngoài việc phát triển mỏ khí ở thượng nguồn, Dự án Lô B cũng sẽ bao gồm việc phát triển trung nguồn để vận chuyển khí. Phần chi phí phát triển của các công ty con MOECO cho dự án, chủ yếu bao gồm lắp đặt ngoài khơi và xây dựng đường ống, sẽ vào khoảng 740 triệu USD.
Phía Mitsui cũng cho hay, tác động của việc đưa ra FID với Dự án khí Lô B đến lợi nhuận của Mitsui trong năm kết thúc vào tháng 3/2024 dự kiến sẽ không đáng kể.
Theo Báo Đầu tư  

Cùng chuyên mục

Sửa Luật điện lực: Cần cụ thể cơ chế quản lý nhu cầu điện

08/05/2024

Giới chuyên môn kiến nghị, dự thảo sửa Luật điện lực nên bổ sung khái niệm về quản lý nhu cầu điện (DMS) bao trùm cả tiết kiệm điện và cần xem chi phí để thực hiện chương trình này là hợp lý, hợp lệ.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151