Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 01/05/2024 | 03:23 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Nữ công điện lực thay đổi để thích ứng thời 4.0

06/04/2024
Công tác trong ngành Kỹ thuật điện, có nhiều khó khăn đối với phụ nữ, nhất là trong thời điểm thực hiện chuyển đổi số, nhưng nhờ tích cực học tập, thay đổi để thích ứng với thời đại khoa học công nghệ 4.0, nữ công điện lực Phú Yên ngày càng đáp ứng tốt các nhiệm vụ được giao.
Chị Lê Thị Mỹ Nhung, nữ công Công ty Điện lực Phú Yên (bìa trái) nhận giải nhì tại cuộc thi Phụ nữ EVN sáng tạo. Ảnh: CTV
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Công ty Điện lực Phú Yên hiện có 60 nữ cán bộ, công nhân, viên chức (CBCNV), chiếm 10% trong tổng số 600 CBCNV của đơn vị. Theo ban giám đốc công ty, thời gian qua, lực lượng lao động nữ trong công ty được bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất để chị em phát huy hết năng lực, trí tuệ, mạnh dạn thay đổi, không ngừng sáng tạo để thích ứng trên nhiều lĩnh vực công tác.
Chị Võ Thị Nguyên Chi, nhân viên văn thư công ty cho biết: “Công tác trong ngành Điện hơn 25 năm, tôi đã trải qua nhiều lần chuyển đổi công tác văn thư lưu trữ từ thủ công sang chương trình e-Office của Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), rồi d-Office của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tôi đã nghiên cứu, học hỏi từ nhiều nguồn và hướng dẫn lại cho văn thư các đơn vị để thích ứng kịp thời. Đến nay, việc sử dụng chương trình đãrất đồng bộ, thông suốt trong hệ thống văn thư lưu trữ của công ty; nhân viên phụ trách các bộ phận này có thể thực hiện công việc ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào”.
Không riêng chị Chi, nhiều chị khác cũng rất năng nổ với công tác chuyển đổi số như Phạm Thị Hằng, Phòng Kinh doanh (Điện lực Sơn Hòa), Phạm Thùy My, Tổ trưởng Tổ Quản lý khách hàng (Điện lực TP Tuy Hòa). Theo các chị, công nghệ 4.0 đã cho họ và các đồng nghiệp nhiều trải nghiệm khi được phục vụ khách hàng bằng các ứng dụng trên máy tính, điện thoại. Điều này đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sự tiện lợi, bảo đảm kịp thời, nhanh chóng. Với tốc độ chuyển đổi số hiện nay, các chị luôn cập nhật kiến thức mới, không những của ngành Điện mà còn các ngành khác có liên quan về thủ tục pháp lý để nắm thông tin và hướng dẫn khách hàng.
Chị My cho biết, khách hàng đã có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng chung. Đặc biệt, nhiều khách hàng có tuổi đã đến quầy giao dịch nhờ hướng dẫn cài đặt app/Zalo chăm sóc khách hàng để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Vì vậy, các thành viên trong tổ phải tìm hiểu tâm lý và tìm cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Nhiều ý tưởng sáng tạo, thiết thực
Nhờ mạnh dạn thay đổi, tìm tòi, nghiên cứu, nhiều chị em đãxây dựng được ý tưởng độc đáo, sáng tạo; nhiều sáng kiến được công nhận qua các phong trào, hội thi sáng tạo kỹ thuật.
Các chị Phạm Thị Kim Oanh và Dương Thị Thu Hương (Phòng Tổ chức nhân sự) đã đưa ra ý tưởng Giải pháp tuyên truyền, phổ biến hiệu quả văn hóa EVN thông qua app, được công ty biểu dương và khen thưởng. Trước đó, hai chị cũng đã có những ý tưởng rất thiết thực về các chế độ cho người lao động như Xây dựng module tính toán mức hỗ trợ cho người lao động xin nghỉ trước tuổi trên chương trình tính tiền lương của Công ty Điện lực Phú Yên hay Giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn, cập nhật chế độ BHXH bắt buộc, các chế độ hỗ trợ liên quan đến chấm công hằng tháng và thủ tục chứng từ thanh toán trên ứng dụng OneDrive. Hai giải pháp này được chọn tham gia cuộc thi Phụ nữ EVNCPC sáng tạo năm 2022.
Khi được hỏi về việc phối hợp tạo ra ý tưởng, chị Oanh cho hay: “Từ sự quan tâm và động viên của lãnh đạo công ty, chúng tôi được đào tạo kỹ năng làm việc nhóm và tiếp xúc với công nghệ mới. Đây là động lực để chúng tôi phối hợp nghĩ ra ý tưởng, phục vụ tốt công tác quản lý về chế độ người lao động và văn hóa doanh nghiệp”.
Còn các chị Võ Thị Nguyên Chi, Nguyễn Thị Hồng Hoa (Văn phòng công ty) và Huỳnh Thị Kim Chung (Phòng Kinh doanh) có sáng kiến Nâng cao kỹ năng trình bày văn bản đúng thể thức và hạn chế lỗi chính tả cho CBCNV đã được EVNCPC công nhận. Đây cũng là mô hình sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua Phú Yên đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023 do Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai. Đặc biệt, chương trình Hỗ trợ cắt tập tin PDF tự động bằng mã vạch của chị Lê Thị Mỹ Nhung (Phòng Công nghệ - Thông tin) đã đạt giải nhì tại cuộc thi Phụ nữ EVN sáng tạo.
Theo chị Nguyễn Thị Hồng Hoa, Chánh Văn phòng, Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Nữ công Công ty Điện lực Phú Yên, từ năm 2018 đến nay, công ty có trên 20% nữ tham gia các chương trình, hội thi sáng tạo kỹ thuật trong ngành Điện, trong đó có nhiều chị đạt giải cao.
Thời gian qua, lao động nữ Công ty Điện lực Phú Yên tích cực trau dồi kiến thức về chuyển đổi số để thích ứng với sự thay đổi của thời đại 4.0 và đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Công ty sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các chị em yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình thời hội nhập, chuyển đổi số hiện nay.
Ông Huỳnh Quốc Long, Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên
Theo Báo Phú Yên  

Cùng chuyên mục

Xu hướng ứng dụng công nghệ mô phỏng cho ngành năng lượng

30/04/2024

​Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đưa ra những thách thức và cơ hội mới cho ngành công nghiệp năng lượng, Hội thảo “Giải pháp toàn diện của Ansys cho ngành năng lượng” đã cung cấp cái nhìn bao quát về những ứng dụng kỹ thuật mới nhất để thiết kế, tối ưu hóa, tăng hiệu suất các hệ thống năng lượng, góp phần nâng tính cạnh tranh cho ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151