Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 30/04/2024 | 02:36 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng/Thỏa thuận tại EVN, thực tiễn và giải pháp

12/04/2024
Đây là chủ đề của Hội thảo pháp lý do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp cùng Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức sáng 12/4, tại Hà Nội. Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm tham dự và phát biểu khai mạc hội thảo.
Tham dự Hội thảo về phía các Bộ, ngành có ông Trần Lương - Trưởng phòng Quản lý Đầu tư BOT điện, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương; đại diện Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp; Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp; Phòng Quản lý Đầu tư BOT điện, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương
Về phía Trường Đại học Luật Hà Nội có PGS. TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội. 
Hội thảo còn có sự tham dự của bà Nguyễn Minh Hằng – Tổng Thư ký Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam, các luật sư khách mời; Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam (VBLC), lãnh đạo, bộ phận pháp chế của các đơn vị, các Tập đoàn kinh tế, các đồng chí luật sư tại các văn phòng, công ty luật, các thầy cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội.
Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm phát biểu khai mạc Hội thảo.
Nâng cao hiểu biết, kỹ năng trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm, trong những năm qua, công tác pháp chế nói chung và công tác rà soát pháp lý, đàm phán, ký kết, thực hiện các Hợp đồng/Thỏa thuận nói riêng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã được các cấp lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị thành viên đặc biệt quan tâm. Nhiều Hợp đồng/Thỏa thuận có yếu tố nước ngoài đã được ký kết, góp phần tăng cường sự hợp tác ở nhiều lĩnh vực của EVN, các đơn vị trong Tập đoàn với các đối tác lớn, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
"Mục tiêu của Hội thảo pháp lý ngày hôm nay là đánh giá thực trạng công tác áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng/Thỏa thuận tại EVN và các đơn vị thành viên, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, hiểu biết và kỹ năng của cán bộ công nhân viên nói chung và người làm công tác pháp chế nói riêng trong việc áp dụng pháp luật, hạn chế tối đa rủi ro, mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng/Thỏa thuận có yếu tố nước ngoài, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn" - Phó Tổng giám đốc EVN nhấn mạnh.
PGS. TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại chương trình
Lãnh đạo EVN hy vọng, thông qua hội thảo, có thể tìm ra được giải pháp áp dụng pháp luật phù hợp, đảm bảo tối đa quyền lợi của các doanh nghiệp trong Tập đoàn khi giao kết các Hợp đồng/Thỏa thuận có yếu tố nước ngoài.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cũng chia sẻ, thông qua hội thảo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể có thêm cái góc nhìn từ phía các chuyên gia, từ phía các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để hiểu sâu hơn về thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài cho các Hợp đồng/Thỏa thuận của EVN  và các đơn vị thành viên; nâng cao các kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên chức; hạn chế rủi ro, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Áp dụng pháp luật phù hợp, đảm bảo tối đa quyền lợi của EVN
Tại Hội thảo, Trưởng Ban Pháp chế EVN Nguyễn Minh Khoa trình bày về “Tổng quan về áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng/ Thỏa thuận tại EVN”; đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ nội dung “Quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng/Thỏa thuận, các nguyên lý khoa học pháp lý trong xây dựng pháp luật liên quan đến quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài; Các vấn đề cơ bản về hệ thống pháp luật Common Law”; đại diện Công ty mua bán điện trình bày về “Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng Mua bán điện ký kết với các Chủ đầu tư dự án nhà máy điện đầu tư theo hình thức BOT, khó khăn, vướng mắc”.
Các đại biểu cũng tham gia trao đổi và thảo luận 04 chuyên đề do các luật sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý trình bày, bao gồm: Các lưu ý trong quá trình soạn thảo, đàm phán Hợp đồng/ Thỏa thuận có quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài; Kinh nghiệm trong giải thích hợp đồng, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp Hợp đồng/ Thỏa thuận có quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài ; Các rủi ro trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng/Thỏa thuận tại EVN và chuyên đề Giải pháp nâng cao trình độ, hiểu biết và kỹ năng của cán bộ công nhân viên trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài, hạn chế tối đa rủi ro, mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng/Thỏa thuận có yếu tố nước ngoài.
Thông qua hội thảo, EVN mong muốn tìm ra các giải pháp phù hợp, đảm bảo tối đa quyền lợi của doanh nghiệp khi giao kết các Hợp đồng/Thỏa thuận có yếu tố nước ngoài.
Ngày 07/11/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có phạm vi hợp tác của lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, tổ chức Hội thảo, tọa đàm chuyên đề pháp lý.
Hội thảo pháp lý "Áp dụng pháp luật nước ngoài trong các Hợp đồng/Thỏa thuận tại EVN, thực tiễn và giải pháp" là một trong những nội dung triển khai Thỏa thuận Hợp tác trên đồng thời làm cơ sở để triển khai một số Đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý có liên quan tại EVN.
Theo EVN  

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151