Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 11/11/2024 | 04:33 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

30/04/2024
Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Kỷ lục mới được thiết lập
Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương cho biết, trong tuần 17/2024 (từ ngày 22/4-28/4), do ảnh hưởng bởi diễn biến nắng nóng 3 miền, đặc biệt tại miền Bắc nên nhu cầu phụ tải ở mức cao với sản lượng trung bình ngày là 946,6 tr.kWh, cao hơn so với tuần trước khoảng 65,4 tr.kWh (cao hơn so với phương thức tháng 4 khoảng 80,9 tr.kWh), riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 31,7 tr.kWh/ngày so với tuần trước đó.
Đặc biệt, trong tuần, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. Cụ thể, vào lúc 13h30 ngày 27/4/2024, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 47.670 MW; Sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4/2024 đã lên tới 993,974 triệu kWh.
So với cùng kỳ năm 2023, có những ngày như 26/4, sản lượng ngày của hệ thống điện quốc gia tăng 23,1%, sản lượng điện hệ thống điện miền Bắc tăng 35,5%; ngày 27/4, công suất cực đại hệ thống điện quốc gia tăng 20,2%, công suất cực đại hệ thống điện miền Bắc tăng 19,9%.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, phụ tải quốc gia tăng trưởng khoảng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023 (miền Bắc tăng 11,3%, miền Trung 8,5%, miền Nam 11,7%).
Mặc dầu phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự theo dõi chỉ đạo sát sao, công tác chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục được đảm bảo tốt.
Cập nhật số liệu về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày có xu thế giảm dần, cụ thể đến ngày 29/4/2024, Pmax giảm xuống còn 41.601 MW, sản lượng điện ngày giảm xuống còn 879,360 triệu kWh. Tuy nhiên các số liệu này vẫn ở mức cao, đặc biệt so với ngày cùng kỳ năm 2023.
Huy động cao các nguồn
Trong tuần,cơ quan điều tiết đã thực hiện điều hành linh hoạt, tiết kiệm các hồ thủy điện đồng bộ với các giải pháp thay đổi kết dây lưới truyền tải để giữ mực nước hồ tối đa, bảo đảm phù hợp khả năng lấy nước hiệu quả của công trình thủy lợi, đồng thời bảo đảm nước cho phát điện, nhất là thời kỳ xảy ra nắng nóng cao điểm, đảm bảo cung cấp điện năm 2024. Sản lượng khai thác trung bình ngày trong tuần đạt khoảng 174,6 tr.kWh
Đối với nguồn nhiệt điện than, sản lượng trung bình ngày trong tuần khoảng 556,9 tr.kWh (cao hơn 36,1 tr.kWh so với kế hoạch tháng 4). Hiện tại đã huy động toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than khả dụng trên hệ thống. Không có tổ máy bất khả dụng do thiếu than. Tuy nhiên tổng sản lượng thiếu hụt do sự cố và suy giảm công suất trong tuần lần lượt là 318,25 tr.kWh và 95,98 tr.kWh.
Nguồn nhiệt điện khí huy động trung bình ngày khoảng 91,1 tr.kWh (cao hơn 13,1 tr.kWh so với kế hoạch tháng 4). Trong tuần 17, đã phải huy động các tổ máy Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 4, BOT Phú Mỹ 3 sử dụng khí LNG để tăng khả dụng nguồn và hỗ trợ tiết kiệm thủy điện miền Bắc khi phụ tải tăng cao do nắng nóng dịp cuối tuần.
Nguồn năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) huy động theo công bố và khả năng phát dự kiến theo năng lượng sơ cấp của nhà máy có xét đến ràng buộc truyền tải của lưới điện và khả năng hấp thụ của hệ thống với sản lượng trung bình ngày khoảng 105,5 tr.kWh, trong đó nguồn gió là 13,9 tr.kWh.
Trong tuần, trào lưu truyền tải trên lưới điện 500kV vẫn theo hướng từ Trung ra miền Bắc và miền Trung vào miền Nam. Mức truyền tải nặng nhất trên các đường dây 500kV Nho Quan - Nghi Sơn - Hà Tĩnh, Vĩnh Tân – Sông Mây (95%), Vĩnh Tân – Tân Uyên (92%).

Phụ tải giảm nhưng không được chủ quan
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 10 ngày tới, nắng nóng có thể giảm về chiều tối, ở nhiều nơi xuất hiện mưa, giông... công suất cực đại và nhu cầu sử dụng điện có thể giảm song không được chủ quan, vẫn cần theo dõi sát sao, điều hành linh hoạt và tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện, kiên trì thực hiện chương trình điều hòa, điều tiết phụ tải nhằm đáp ứng công suất đỉnh hệ thống điện trên phạm vi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Theo đó về vận hành nguồn điện, đối với thủy điện, sẽ tiếp tục khai thác theo tình hình thủy văn thực tế và định hướng điều tiết tối ưu trong kế hoạch vận hành tháng 05-2024, đáp ứng ràng buộc lưới điện/nhu cầu hệ thống, mực nước và yêu cầu cấp nước hạ du theo Quy trình liên hồ; Huy động các nhà máy nhiệt điện than theo nhu cầu hệ thống, đồng thời đảm bảo các ràng buộc giới hạn truyền tải của lưới điện, quán tính hệ thống và chất lượng điện áp.
Huy động các nhà máy tuabin khí theo theo nhu cầu hệ thống, đồng thời đảm bảo các ràng buộc giới hạn truyền tải của lưới điện, chất lượng điện áp và yêu cầu vận hành an toàn, ổn định của các mỏ khí theo đề nghị của PV GAS.
Huy động cao nhất có thể NLTT theo nguồn nhiên liệu sơ cấp, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, tin cậy, ổn định và không làm quá tải các phần tử trên hệ thống điện.
Huy động các nguồn chạy dầu khi cần thiết; Tạo điều kiện tối đa cho các nhà máy điện mới thử nghiệm.
Cục Điều tiết Điện lực cũng đã đưa ra các giải pháp vận hành nguồn điện nhằm đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, liên tục, nhất là cao điểm mùa khô 2024. Trong đó ưu tiên tích nước tối đa thủy điện, chuẩn bị sẵn sàng nhiên liệu (than, dầu, khí) cho các nhà máy nhiệt điện; hoàn thành công tác sửa chữa các tổ máy theo kế hoạch, khản trương khắc phục các tổ máy. Đặc biệt không thực hiện sửa chữa các tổ máy miền Bắc trong cao điểm nắng nóng từ tháng 04 ÷ 07. Trong trường hợp diễn biến thủy văn bất thường theo chiều hướng xấu cho phép lùi hoãn các kế hoạch sửa chữa tổ máy nhiệt điện than để tăng khả dụng cho hệ thống điện.
Cơ quan chức năng cũng yêu cầu các Tổng công ty Điện lực dự báo chính xác về công suất phụ tải cực đại, công bố rõ khả năng thực hiện DR và khả năng huy động nguồn Diesel mượn của khách hàng để A0 cập nhật tính toán lập kế hoạch vận hành.
Chủ đầu tư các nhà máy điện (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than tại miền Bắc) đảm bảo độ khả dụng sẵn sàng, độ tin cậy của các tổ máy và cả nhà máy, không để xảy ra sự cố trong các tháng cao điểm mùa khô; chuẩn bị đủ nhiên liệu cho phát điện theo nhu cầu huy động của hệ thống. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có tính quyết định đến khả năng đảm bảo cung cấp điện an toàn trong các tháng cao điểm mùa khô vì nhiệt điện than dự kiến có tổng sản lượng huy động chiếm ~52 – 60% tổng sản lượng hệ thống các tháng cao điểm mùa khô.
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực tiếp tục rà soát đảm bảo các thiết bị bù sẵn sàng ở chế độ vận hành, đảm bảo công suất lắp đặt; đảm bảo các mạch sa thải đặc biệt, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy.
Cục Điều tiết Điện lực yêu cầu các nhà máy điện cần tăng độ tin cậy và khả dụng đặc biệt trong giai đoạn nắng nóng; kiến nghị với UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định linh hoạt trong ngắn hạn về nhiệt độ nước làm mát thoát ra ngoài môi trường trong các giai đoạn nắng nóng cao điểm (nhà máy điện Mông Dương 1 & 2); tăng cường vật tư dự phòng cho các thiết bị phụ trợ tổ máy/máy biến áp.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302