Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 16/05/2024 | 13:37 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

EVN đối mặt nhiều thách thức trong giảm tổn thất điện năng

21/08/2023
Năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu tổn thất điện năng (TTĐN) giảm còn 6,15%. Mặc dù vẫn còn dư địa để giảm TTĐN, nhưng EVN đang phải đối diện nhiều khó khăn, thách thức khi tỉ lệ TTĐN đã sát ngưỡng kỹ thuật.

Mục tiêu giảm TTĐN của EVN đối diện nhiều thách thức khi nhiều đường dây, trạm biến áp luôn trong tình trạng hoạt động đầy, quá tải - Ảnh: VGP/Toàn Thắng
Theo báo cáo của EVN, TTĐN đã giảm đáng kể từ 12,23% năm 2003 xuống còn 6,25% năm 2022, đưa tỉ lệ tổn thất điện của EVN sát ngưỡng kỹ thuật, ngang bằng với nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Để cụ thể hóa mục tiêu giảm TTĐN trong năm 2023, ngành điện đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện hệ thống lưới điện, tối ưu hóa vận hành hệ thống điện, thực hiện tiết kiệm điện… và thực tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, thách thức mà ngành điện phải đối diện để tiếp tục kéo giảm TTĐN.
Ban Kỹ thuật-Sản xuất EVN cho biết, TTĐN phụ thuộc nhiều vào đặc điểm hệ thống điện và chi phí đầu tư cho hệ thống. Nếu muốn tiếp tục giảm, sẽ phải đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện, cân nhắc đến hiệu quả của dự án và khả năng thu hồi vốn đầu tư.
Vấn đề đầu tư là trở ngại lớn nhất trong thực hiện giảm TTĐN những năm qua.
EVN thực hiện đầu tư phát triển hệ thống điện theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện quy hoạch, nhiều công trình điện đã bị chậm tiến độ do thiếu vốn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đơn vị thi công không đảm bảo đúng tiến độ cam kết. Lưới điện không theo kịp tăng trưởng phụ tải dẫn đến đầy, quá tải đường dây, trạm biến áp..., kéo theo đó, TTĐN của các đơn vị sẽ tăng.
Năm 2023, EVN đặt mục tiêu TTĐN giảm còn 6,15%. Đây là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh nhiều khó khăn về vận hành hệ thống điện.
Thực tế cho thấy, TTĐN của EVN đã giảm thấp sát ngưỡng kỹ thuật, nên các biến động về nguồn, tải so với dự báo hay chậm tiến độ công trình đều ảnh hưởng đến kết quả giảm TTĐN của Tập đoàn.
Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, dư địa để giảm TTĐN vẫn còn và để giảm tổn thất điện năng hiệu quả, các tổng công ty điện lực trực thuộc EVN cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, nhất là những khu vực lưới điện đã xuống cấp, tỉ lệ TTĐN lớn.
Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động, chương trình tiết kiệm điện, góp phần nâng cao ý thức, sự tự giác trong mọi hoạt động của xã hội, người dân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Tăng cường quảng bá, khuyến khích thay thế các thiết bị điện lỗi thời, hiệu suất thấp bằng các công nghệ mới, hiệu suất cao, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng điện ở từng hộ gia đình gắn với việc thường xuyên kiểm tra, rà soát và xử lý triệt để hành vi phá hoại, trộm cắp điện trái phép.
Theo Báo điện tử Chính phủ  

Cùng chuyên mục

Hà Nội triển khai giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm

16/05/2024

UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong địa bàn tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm năm 2024.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151