Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 15/05/2024 | 21:05 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nhịp đập năng lượng ngày 20/8/2023

21/08/2023
Đóng điện công trình lắp máy biến áp 500/220kV Long Phú; Nhật Bản giảm nhập khẩu LNG và than của Nga; Ấn Độ ban hành các tiêu chuẩn sản xuất hydro xanh mới… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 20/8/2023.

Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn
Đóng điện công trình lắp máy biến áp 500/220kV Long Phú
Vào lúc 23h50 phút ngày 19/8, Ban QLDA các công trình điện miền Nam (SPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công máy biến áp liên lạc 500/220kV tại Sân phân phối 500/220kV Long Phú và các đường dây 500kV và 220kV đấu nối vào sân phân phối.
Dự án Lắp máy biến áp liên lạc 500/220kV là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm B. Vị trí lắp đặt máy biến áp liên lạc 500/220kV AT1 tại phần đất trống đã được dự phòng trong sân phân phối 500/220kV Long Phú hiện hữu, tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Việc hoàn thành dự án giúp tiếp nhận công suất phát các nhà máy điện năng lượng mặt trời, nhà máy điện gió trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lên lưới điện 500kV quốc gia; giúp bảo đảm kết nối lưới khu vực ổn định cung cấp điện cho các phụ tải vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Tây Nam Bộ, hỗ trợ vận hành linh hoạt và khai thác hiệu quả hệ thống điện khu vực miền Nam.
Nhật Bản giảm nhập khẩu LNG và than của Nga
Nhật Bản ghi nhận nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tháng 7 từ Nga đã giảm 53,6% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2022, theo số liệu do Bộ tài chính Nhật Bản công bố ngày 18/8.
Tương tự, nhập khẩu than từ Nga của Nhật Bản giảm 72,9% trong giai đoạn cùng kỳ. Nước này cũng không mua dầu của Nga. Trước đó, các nước G7 đã áp đặt chính sách giá trần lên dầu mỏ của Nga, không bao gồm nguồn cung từ Sakhalin-2, nơi cung cấp LNG chính cho Nhật Bản.
Theo TASS, tỷ trọng LNG của Nga đã giảm khoảng 5% trong tổng cơ cấu nhập khẩu LNG của Nhật. Việc giảm mua LNG và than của Nga là một trong những yếu tố chính lý giải tình trạng sụt giảm kim ngạch thương mại Nhật Bản-Nga. Mặc dù xuất khẩu sang Nga tăng 25%, nhập khẩu lại giảm 69,6%. Tài nguyên năng lượng chiếm hơn 58% xuất khẩu.
Giá xăng tại Australia cao kỷ lục
Tại Australia, Giá bán lẻ xăng tại Australia hiện ở mức cao kỷ lục so với tháng 7/2022 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cụ thể, giá bán lẻ trung bình trên toàn quốc đối với xăng không chì 91 hiện là 1,31 USD mỗi lít; giá bán buôn trung bình trên toàn quốc là 1,19 USD/lít đối với cùng loại xăng này.
Nhà phân tích nhiên liệu Chris Ford của Compare the Market giải thích rằng giá xăng bán lẻ bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô, vốn đã tăng sau quyết định giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (còn gọi là OPEC+). Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng khiến giá xăng dầu tăng. Dầu được thanh toán bằng đồng USD, và khi đồng AUD yếu đi, người dân Australia phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một số lượng. Ông Ford cho biết mức giá này có thể vẫn ở trong vài tuần nếu đồng AUD tiếp tục suy yếu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt mà Chính phủ Liên bang Australia áp với nhiên liệu đã tăng từ 46 xu Australia/lít lên 48 xu Australia/lít hồi đầu tháng 8/2023, dựa trên Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI). Điều này cũng có thể góp phần khiến giá xăng tăng.
Ấn Độ ban hành các tiêu chuẩn sản xuất hydro xanh mới
Bộ Năng lượng mới và Tái tạo Ấn Độ ngày 19/8 đã ban hành quy chế nghiêm ngặt đối với việc sản xuất hydro xanh ở nước này. Chính phủ Ấn Độ đặt ra giới hạn phát thải 2 kg carbon dioxide (CO2) đối với sản xuất 1 kg hydro “xanh” từ các nguồn tái tạo.
Ấn Độ muốn trở thành trung tâm chuyên sản xuất hydro xanh toàn cầu và đang đặt mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn nhiên liệu hàng năm vào năm 2030. Điều này sẽ làm giảm khoảng 50 triệu tấn khí thải CO2 và tiết kiệm hơn 12 tỷ USD nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Đó là một kế hoạch đầy tham vọng đối với một quốc gia có lượng tiêu thụ hydro hiện nay được sản xuất chủ yếu bằng nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù dự kiến sẽ sản xuất hydro lần đầu tiên vào năm 2026, nhưng Ấn Độ đã đàm phán các thỏa thuận song phương với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và các nước khác để bắt đầu xuất khẩu nhiên liệu này.
Trung Quốc dẫn đầu thị trường năng lượng gió toàn cầu
Trung Quốc đang nổi lên dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất điện gió toàn cầu, với các nhà sản xuất của nước này cung cấp gần 60% công suất lắp đặt trên toàn thế giới trong năm 2022. Các số liệu do Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu có trụ sở tại Brussels (Bỉ) tổng hợp cho thấy Trung Quốc đang tuyên bố chiếm thị phần lớn trong cả thị trường năng lượng gió và tấm pin mặt trời.
Riêng hãng Goldwind của Trung Quốc, công ty dẫn đầu thị trường nội địa, đứng thứ 2 trên thị trường thế giới chiếm 13% thị phần, sau Vestas của Đan Mạch 14%. Tập đoàn Năng lượng Tái tạo Siemens Gamesa của Tây Ban Nha xếp thứ 2 với 10%, giảm từ mức 12% hồi năm 2018. Trong số 15 công ty hàng đầu trên toàn thế giới, 10 công ty là của Trung Quốc, bao gồm Envision ở vị trí thứ 5 chiếm 9% thị phần và Mingyang Smart Energy ở vị trí thứ 6 với 7%.
Tổng cộng, Trung Quốc chiếm 56% công suất lắp đặt, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Thị phần của Trung Quốc đã tăng vọt từ mức 37% mà nước này nắm giữ vào năm 2018. Thị phần chung của các công ty châu Âu đã giảm từ 55% năm 2018 xuống 42% vào năm 2022.
Theo Petrotimes  

Cùng chuyên mục

Lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh miền Trung

15/05/2024

Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh miền Trung diễn ra vào chiều 15/5 và ngày 16/5/2024, với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành có liên quan, đại diện các Sở Công Thương thuộc các tỉnh, thành miền Trung; đại diện chủ đầu tư dự án nguồn điện, đơn vị phát điện; đơn vị truyền tải, phân phối bán điện; đơn vị tư vấn; đại diện khách hàng sử dụng điện lớn.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151