Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 15/05/2024 | 20:39 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nhịp đập năng lượng ngày 1/9/2023

03/09/2023
OPEC+ nhất trí giảm xuất khẩu dầu thô; Pháp hỗ trợ 4 tỷ euro cho phát triển ngành hydro; Chi phí sản xuất năng lượng tái tạo trên thế giới đang giảm… là những tin tức nổi bật về năng lượng ngày 1/9/2023.

Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn
OPEC+ nhất trí giảm xuất khẩu dầu thô
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 31/8 cho biết Chính phủ Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí giảm xuất khẩu dầu thô và dự kiến thông báo con số chính thức trong tuần tới.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trước đó cảnh báo lượng dầu dự trữ thế giới có khả năng giảm mạnh trong thời gian còn lại của năm 2023 nên có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa, dù IEA dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng chậm lại ở mức 1 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm 150.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Về phần mình, OPEC dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024, sau khi tăng 2,44 triệu thùng/ngày trong năm 2023. Cả hai dự báo trên đều không đổi so với dự đoán được đưa ra trước đó.
Pháp hỗ trợ 4 tỷ euro cho phát triển ngành hydro
Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher ngày 31/8 đã công bố một kế hoạch hỗ trợ mới cho ngành công nghiệp hydro, với tổng trị giá lên đến 4 tỷ euro.
Kế hoạch này "nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mua các trang thiết bị điện phân và sản xuất hydro không chứa carbon với mức chi phí cạnh tranh, vì chúng tôi sẽ bù đắp một phần chi phí chênh lệch giữa giá hydro không chứa carbon và giá hydro được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch", vị bộ trưởng tuyên bố sau chuyến thăm nhà máy John Cockerill ở Aspach-Michelbach (Haut-Rhin).
"Hydro này sẽ được sử dụng trong nhiều quy trình công nghiệp nặng khác nhau để không còn sử dụng nhiên liệu hóa thạch nữa, dù là để sản xuất thép, nhôm hay phân bón", vị bộ trưởng cho biết thêm.
Bolivia cạn kiệt nguồn khí đốt tự nhiên do thiếu đầu tư khai thác
Chủ tịch Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Bolivia YPFB, ông Armin Dorgathen mới đây cho biết Bolivia đã cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên, nguồn thu nhập chính của nước này, do thiếu đầu tư vào hoạt động khai thác các nguồn dự trữ mới.
Theo ông Armin Dorgathen, kể từ năm 2014, sản lượng trong nước đã bị sụt giảm do "không có đủ dự án thăm dò", đồng thời cho biết khoảng 669 triệu USD sẽ được đầu tư vào hoạt động thăm dò trong năm nay. Trữ lượng khí đốt tự nhiên của Bolivia đạt 8,95 nghìn tỷ m3. Năm 2014, mỗi ngày sản lượng này đã giảm từ 59 triệu m3 xuống còn 37 m3 trong năm nay.
Tổng thống Bolivia Luis Arce ngày 29/8 cũng lên tiếng cảnh báo về tình trạng sụt giảm sản lượng đến mức "chạm đáy" như hiện tại. Ông than phiền rằng "trữ lượng khí đốt chưa được bổ sung nên Bolivia không có khả năng sản xuất thêm".
Chi phí sản xuất năng lượng tái tạo trên thế giới đang giảm
Nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) về chi phí sản xuất điện tái tạo toàn cầu được công bố vào tháng 8/2023 cho thấy khả năng cạnh tranh của năng lượng tái tạo đã tiếp tục được cải thiện vào năm 2022. Báo cáo chỉ ra rằng vào năm 2022, chi phí điện quy dẫn trung bình có trọng số (LCOE) của các dự án quang điện (PV) và điện gió trên đất liền mới đưa vào hoạt động đã giảm, mặc dù chi phí vật liệu và thiết bị tăng cao.
Đối với các dự án điện gió trên đất liền mới được đưa vào hoạt động, LCOE trung bình có trọng số toàn cầu đã giảm 5% từ năm 2021-2022, từ 0,035 USD/kWh xuống còn 0,033 USD/kWh. Trong khi các dự án điện mặt trời quy mô lớn đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 0,049 USD/kWh.
Năm 2010, LCOE trung bình toàn cầu của năng lượng gió trên đất liền cao hơn 95% so với chi phí thấp nhất của các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, vào năm 2022, LCOE trung bình có trọng số toàn cầu của các dự án điện gió mới trên đất liền thấp hơn 52% so với các giải pháp giá rẻ dựa trên nhiên liệu hóa thạch.
Theo Petrotimes 

Cùng chuyên mục

Lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh miền Trung

15/05/2024

Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh miền Trung diễn ra vào chiều 15/5 và ngày 16/5/2024, với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành có liên quan, đại diện các Sở Công Thương thuộc các tỉnh, thành miền Trung; đại diện chủ đầu tư dự án nguồn điện, đơn vị phát điện; đơn vị truyền tải, phân phối bán điện; đơn vị tư vấn; đại diện khách hàng sử dụng điện lớn.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151