Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 16/05/2024 | 09:40 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nhịp đập năng lượng ngày 3/9/2023

04/09/2023
Việt Nam tiên phong trong phát triển năng lượng mặt trời ở khu vực ASEAN; Dầu thô Nga tiếp tục vượt mức giá trần của phương Tây; Xuất khẩu LNG của Mỹ giảm vì nắng nóng… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 3/9/2023.

Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn
Việt Nam tiên phong trong phát triển năng lượng mặt trời ở khu vực ASEAN
Với chủ đề “Tâm điểm của tăng trưởng” của ASEAN 2023, Fabby Tumiwa và Marlistya Citraningrum của Nikkei chỉ ra, ASEAN vẫn chưa củng cố vai trò lãnh đạo về năng lượng sạch, nhưng đã đạt được tiến bộ đáng chú ý về mặt cam kết và lắp đặt. Năng lượng mặt trời đã đi vào chính sách chủ lưu ở hầu hết các nước thành viên ASEAN.
Với tư cách là quốc gia dẫn đầu, chỉ trong vòng 4 năm, Việt Nam bổ sung thêm gần 20 gigawatt công suất năng lượng mặt trời nhờ mức giá đảm bảo thuận lợi cho các nhà sản xuất điện. Thái Lan đứng thứ hai với 3 gigawatt năng lượng mặt trời, trong khi Indonesia có chưa tới 1 gigawatt. Ngoài ra, Việt Nam cũng có bước tiến đáng chú ý với năng lượng gió.
Đông Nam Á hiện có công suất sản xuất các module và bộ phận tạo ra năng lượng mặt trời ở mức 69 gigawatt hằng năm, theo McKinsey & Co. Thái Lan, Việt Nam và Malaysia chiếm khoảng 10% sản lượng module và pin mặt trời toàn cầu.
Điều đáng chú ý là phần lớn hoạt động sản xuất này do các công ty Trung Quốc kiểm soát. Đông Nam Á vẫn chưa đáp ứng được về năng lực sản xuất polysilicon hoặc wafer mà vẫn phải nhập khẩu những mặt hàng này từ Trung Quốc. Nikkei kết luận: "Hợp tác trong ngành năng lượng mặt trời có thể là kết quả thực tế và hữu hình trong vai trò chủ tịch của Indonesia và mang lại sự hỗ trợ kịp thời cho quá trình chuyển đổi năng lượng của ASEAN".
Dầu thô Nga tiếp tục vượt mức giá trần của phương Tây
Bất chấp bị phương Tây xa lánh, dầu thô Nga vẫn được các khách hàng châu Á ưa chuộng, giá bán tiếp tục cao hơn mức giá trần (60 USD/thùng) của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và châu Âu.
Theo dữ liệu do Nga công bố, giá Urals - dầu thô hàng đầu của Nga, đạt trung bình 74 USD/thùng trong tháng 8, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cao hơn nhiều so với mức giá trần của G7 là 60 USD và cao hơn mức trung bình tháng 7 là 64,37 USD/thùng. Để so sánh, giá trung bình của dầu Brent Biển Bắc là 86,20 USD/thùng trong tháng 8.
Dữ liệu của Bộ Kinh tế Nga cho thấy từ tháng 1 đến tháng 8/2023, giá trung bình của Urals là 56,58 USD/thùng, so với mức trung bình 82,13 USD/thùng trong cùng kỳ năm 2022. Tháng 8 là tháng thứ 2 liên tiếp giá dầu Urals trung bình của Nga vượt quá mức giá trần 60 USD do G7 và EU đặt ra nếu các chuyến hàng dầu thô của Nga tới các nước thứ ba ngoài EU sử dụng bảo hiểm và tài chính của phương Tây.
Châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng nhờ sản lượng công nghiệp giảm
"Hiện tại, châu Âu đang vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng nhờ sản lượng công nghiệp giảm", chuyên gia Javier Blas, người phụ trách chuyên mục các vấn đề năng lượng và hàng hóa của tờ Bloomberg đi đến kết luận này trong bài phân tích của mình.
Nhà báo Blas nhận định rằng cuộc khủng hoảng sản xuất đang bao trùm châu Âu là "biện pháp tốt nhất" để giảm nhu cầu năng lượng (khí đốt tự nhiên qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng - LNG chở theo tàu biển). Javier Blas cho biết, hoạt động sản xuất công nghiệp ở Đức đã giảm trong 14 tháng liên tiếp và gọi tình trạng trên là “liều thuốc giải độc cho nhu cầu cấp thiết giảm tiêu thụ năng lượng của Liên minh châu Âu”.
Trên khắp châu Âu, các công ty sử dụng nhiều năng lượng đã cắt giảm, hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn vì họ không thể đối phó với giá nhiên liệu tăng cao. Các ngành phân bón, hóa chất, luyện kim, thủy tinh, giấy và gốm sứ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện tại, nhiều nhà máy sản xuất lớn đã đóng cửa, do vậy họ không còn cần đến khí đốt hay điện, nên giờ đây chẳng cần phải vất vả tìm nhà cung cấp như trong thời kỳ cao điểm sản xuất cách đây ít lâu.
Xuất khẩu LNG của Mỹ giảm vì nắng nóng
Theo số liệu giám sát tàu hàng và nhận định của các nhà phân tích, hoạt động xuất khẩu LNG của Mỹ đã giảm trong tháng 8/2023. Nhiệt độ cao và hạn hán đã ảnh hưởng tới Tây Nam nước Mỹ hồi tháng trước, dẫn tới nhu cầu điện cao kỷ lục và buộc nhà cung cấp phải yêu cầu người dùng tự nguyện giảm mức tiêu thụ.
Nguồn cung khí đốt cho 7 cơ sở xuất khẩu LNG lớn nhất của Mỹ đã giảm từ 12,7 tỷ ft khối/ngày trong tháng 7 xuống trung bình 12,3 tỷ ft khối/ngày hồi tháng 8, thấp hơn khá nhiều so với mức kỷ lục 14 tỷ ft khối/ngày hồi tháng 4.
Theo dữ liệu sơ bộ từ nền tảng theo dõi thị trường LSEG Eikon (Mỹ), sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng từ 102,1 tỷ ft khối/ngày trong tháng 7 lên 102,2 tỷ ft khối/ngày trong tháng vừa qua. Tuy nhiên, nhu cầu rất cao từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt, đặc biệt là ở Texas, đã làm giảm lượng dự trữ nhiên liệu này.
Ngoài ra, việc tạm dừng hoạt động để bảo trì cũng hạn chế việc xử lý LNG tại hai cơ sở đặt ở Louisiana và Texas của công ty năng lượng Cheniere Energy. Các nhà phân tích dự báo khối lượng khí đốt của Mỹ được chuyển vào các nhà máy xuất khẩu LNG trong tháng 9 sẽ tăng trở lại, khi các cơ sở phục hồi tốc độ xử lý bình thường.
Theo Petrotimes  

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151