Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 17/05/2024 | 16:53 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng theo cách không ai có thể ngờ tới

04/09/2023
Châu Âu đang vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng do yếu tố bất ngờ, đó là tình trạng suy giảm sản xuất.


"Hiện tại, châu Âu đang vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng 'nhờ' sản lượng công nghiệp giảm", chuyên gia Javier Blas, người phụ trách chuyên mục các vấn đề năng lượng và hàng hóa của tờ Bloomberg đi đến kết luận này trong bài phân tích của mình.

Sau khi chiến sự Ukraine bùng nổ, Mỹ đã lôi kéo các đồng minh châu Âu tham gia chiến dịch trừng phạt Moskva, với bước đi “thiết thực nhất” chính là từ chối các hợp đồng mua dầu thô và khí đốt từ Moskva.

Giờ đây, chính quyền Mỹ đang quan tâm theo dõi xem một trong những đối thủ cạnh tranh chính của họ, đó là gã khổng lồ kinh tế Liên minh châu Âu, đang tự phi công nghiệp hóa bản thân như thế nào.

Nhà báo Blas nhận định rằng cuộc khủng hoảng sản xuất đang bao trùm châu Âu là "biện pháp tốt nhất" để giảm nhu cầu năng lượng (khí đốt tự nhiên qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng - LNG chở theo tàu biển).

Vị chuyên gia cho biết, hoạt động sản xuất công nghiệp ở Đức đã giảm trong 14 tháng liên tiếp và gọi tình trạng trên là “liều thuốc giải độc cho nhu cầu cấp thiết giảm tiêu thụ năng lượng của Liên minh châu Âu”.

Trên khắp châu Âu, các công ty sử dụng nhiều năng lượng đã cắt giảm, hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn vì họ không thể đối phó với giá nhiên liệu tăng cao. Các ngành phân bón, hóa chất, luyện kim, thủy tinh, giấy và gốm sứ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hiện tại, nhiều nhà máy sản xuất lớn đã đóng cửa, do vậy họ không còn cần đến khí đốt hay điện, nên giờ đây chẳng cần phải vất vả tìm nhà cung cấp như trong thời kỳ cao điểm sản xuất cách đây ít lâu.

Theo thống kê tại Đức, hoạt động của các công ty sử dụng nhiều năng lượng đã giảm gần 18% trong tháng 6/2023 so với cuối năm 2020, khi đại dịch COVID-19 hoành hành. Trong cùng tháng, nhu cầu khí đốt công nghiệp cũng giảm 18% so với năm 2021.

Trong tháng 7/2023, nhu cầu khí đốt ở Đức thậm chí còn giảm nhiều hơn, cụ thể là giảm 22,9% so với một năm trước đó, đây là mức giảm lớn nhất trong năm 2023 cho đến nay (kết quả của nửa cuối năm vẫn chưa được thống kê).

Một bức tranh tương tự cũng được quan sát thấy ở các quốc gia châu Âu khác. Dự kiến kết quả đáng thất vọng rõ ràng của tình hình sản xuất trong tháng 8/2023 cũng sẽ sớm được tổng kết.

Tập đoàn tài chính Mỹ Morgan Stanley ước tính do hoạt động sản xuất giảm và mức tiêu thụ khí đốt trong sản xuất điện thấp hơn dự kiến, tổng nhu cầu về nhiên liệu xanh ở châu Âu sẽ thấp hơn khoảng 15% so với mức trung bình 5 năm, thậm chí có tính đến tác động của thời tiết.

Theo ghi nhận vào thời điểm hiện tại, nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp không muốn khôi phục năng lực sản xuất vì sợ phải mở lại nhà máy, rồi tiếp tục bị mắc kẹt bởi giá năng lượng cao hơn.

Như vậy các doanh nghiệp châu Âu rõ ràng đang bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn, nếu không tái sản xuất sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, trong khi nếu mở cửa trở lại thì sẽ bị giá năng lượng cao đánh gục.
Một giải pháp được đưa ra đó là EU phải nhanh chóng đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng, nhưng đây là mục tiêu lâu dài, chưa thể sớm triển khai trong tương lai gần.
Theo An ninh thủ đô 

Cùng chuyên mục

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

17/05/2024

Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151