Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 13/05/2024 | 17:11 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nhịp đập năng lượng ngày 5/10/2023

06/10/2023
Bộ Công Thương yêu cầu bảo đảm cung cấp than, khí cho sản xuất điện; OPEC+ duy trì chính sách cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá dầu; Châu Âu cần 2.000 tỷ euro để chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 5/10/2023.

Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn
Bộ Công Thương yêu cầu bảo đảm cung cấp than, khí cho sản xuất điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản 6838/BCT-DKT về việc bảo đảm cung cấp than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cung ứng than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo, báo cáo về Bộ Công Thương trong tháng 10/2023.
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc, ngoài các nhiệm vụ chung về bảo đảm cung ứng than, cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 và dài hạn.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam bảo đảm việc khai thác vận hành các mỏ dầu khí an toàn, ổn định theo đúng kế hoạch năm 2023 đề ra, đáp ứng việc cung cấp khí thiên nhiên cho sản xuất điện theo đúng cam kết trong các hợp đồng mua bán khí đã ký; Tích cực triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí…
OPEC+ duy trì chính sách cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá dầu
Tại cuộc họp chính sách ngày 4/10, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) đã không đưa ra thay đổi nào đối với chính sách sản lượng dầu của nhóm cho đến cuối năm 2024.
Theo đó, Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) thuộc OPEC+ đã khuyến nghị các nước thành viên duy trì chiến lược cắt giảm sản lượng hiện nay sau khi 2 nước xuất khẩu hàng đầu là Ả rập Xê út và Nga tuyên bố tiếp tục chính sách cắt giảm sản lượng để giữ giá.
Trong thông báo đưa ra sau hội nghị trực tuyến, OPEC+ cho biết JMMC tái khẳng định “cam kết của các nước thành viên” nhằm tiếp tục duy trì chiến lược giảm sản lượng tới cuối năm 2024. JMMC cũng sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết ở bất kỳ thời điểm nào, phụ thuộc các điều kiện thị trường.
Châu Âu cần 2.000 tỷ euro để chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo
Trong nghiên cứu mới nhất về triển vọng ngành năng lượng tái tạo của châu Âu, Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam kết luận Châu Âu có thể dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và xây dựng ngành năng lượng bền vững vào năm 2040 nếu đầu tư khoảng 2.000 tỷ euro (2.100 tỷ USD) vào các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có mặt trời và gió.
Nghiên cứu của Potsdam cho thấy, "lục địa già" sẽ cần thêm 10 năm nữa để chuyển đổi hoàn toàn hệ thống năng lượng, trong đó có hệ thống sưởi ấm bằng dầu và khí đốt - sang các nguồn tái tạo. Nghiên cứu xác định châu Âu cần đầu tư 140 tỷ euro/năm đến năm 2030 và 100 tỷ euro/năm trong 10 năm tiếp theo để có ngành năng lượng bền vững.
Hiện châu Âu đã điều chỉnh mục tiêu nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng từ 32% lên 42,5% vào năm 2030. Theo nghiên cứu của Potsdam, châu Âu cần đẩy nhanh tốc độ phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo để bảo đảm đạt được mục tiêu đã đề ra. Nguồn cung năng lượng tái tạo cần tăng 20% mỗi năm để đáp ứng nhu cầu điện dự kiến của châu Âu vào năm 2030.
Nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga sang EU vẫn có thể ở mức cao nhất
Nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu đã giảm trong 3 tháng liên tiếp. Trong khi đó, nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga trong tháng 9 vẫn ở mức tháng 8, Vedomosti viết, trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu từ Gazprom và Mạng lưới các nhà điều hành hệ thống truyền tải khí đốt châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng sự sụt giảm xuất khẩu LNG sang Liên minh châu Âu (EU) là do lượng khí đốt ở các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở mức cao. Vào giữa tháng 8, trữ lượng khí đốt đã vượt quá 90% tổng công suất của các cơ sở, trong khi EU lên kế hoạch đạt mức đó vào ngày 1/11.
Nhà phân tích Sergey Kaufman của Finam Financial Group chỉ ra rằng, vào tháng 9, trữ lượng khí đốt dưới lòng đất tại các kho dự trữ đạt 100% ở một số nước EU, cũng là các nước nhập khẩu LNG với khối lượng lớn. Theo dự báo của Finam, việc chuyển hướng xuất khẩu LNG từ thị trường châu Á sang châu Âu sẽ bắt đầu vào tháng 11 và nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga chủ yếu hướng tới các nước Trung và Nam Âu.
Châu Á - Thái Bình Dương đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào sản xuất điện trong 10 năm tới
Trong một phân tích, Wood Mackenzie nhận thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẵn sàng đầu tư tới 3,3 nghìn tỷ USD vào sản xuất điện trong 10 năm tới, một nửa trong số đó là năng lượng mặt trời và gió, khi Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu điện và đầu tư. Trong số khoản đầu tư dự kiến, tổng cộng 49% được dành cho năng lượng gió và mặt trời và 12% khác dành cho việc lưu trữ năng lượng.
Ông Alex Whitworth, Trưởng phòng Nghiên cứu Năng lượng và Năng lượng tái tạo châu Á - Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc, hai thị trường lớn nhất, đang tìm cách tăng công suất phát điện khi nhu cầu điện tăng cao và đang đặt cược vào các công nghệ than và năng lượng tái tạo rẻ hơn.
Nhìn chung, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ bổ sung thêm 1.840 gigawatt (GW) công suất điện mới trong 5 năm tới, nhiều hơn phần còn lại của thế giới cộng lại, theo dự báo của WoodMac.
Theo Petrotimes  

Cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức sử dụng điện tiết kiệm tại công sở

13/05/2024

Tiết kiệm điện nói chung và tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở nói riêng phải thực hiện lâu dài trong suốt quá trình tiêu thụ điện chứ không phải chỉ thực hiện vào thời gian cao điểm hè. Lượng điện năng tiêu thụ tại cơ quan công sở chiếm tỷ lệ khá lớn trong tiêu dùng điện. Vì vậy việc sử dụng điện tiết kiệm ngày càng trở nên cần thiết và nên được các cơ quan công sở triển khai mạnh mẽ hơn.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151