Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 27/04/2024 | 09:05 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Lưới điện thông minh

Hiệu quả mang lại từ lắp đặt công tơ điện tử

13/05/2023
Với những tính năng nổi trội, công tơ điện tử đã góp phần minh bạch trong công tác kinh doanh điện năng, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tạo thuận lợi và nhiều tiện ích cho khách hàng.

Thay thế công tơ điện tử tại Bến Tre.
Điện tử hóa 100% công tơ điện tử trong năm 2023 
Nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện năng, đến tháng 12/2022 toàn tỉnh Bến Tre đã thực hiện thay thế công tơ bán điện khách hàng từ cơ sang điện tử có chức năng đọc thông số từ xa về sản lượng điện, giám sát chất lượng điện và tình trạng hoạt động của công tơ với số lượng 274.248/478.662 công tơ bán điện, đạt tỷ lệ 57,29% trên tổng số lượng công tơ bán điện của toàn tỉnh.
Ngoài các huyện đã lắp đặt hoàn tất 100% trước đó như Thành phố Bến Tre, Châu Thành, Ba Tri thì tháng 3 và tháng 4/2023 vừa qua, Công ty Điện lực Bến Tre đã tiếp tục triển khai hoàn tất tại các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Bình Đại và kế tiếp là Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách để đến cuối năm 2023 sẽ điện tử hóa 100% công tơ điện tử trong toàn tỉnh. 
Thuận tiện, dễ xem
App CSKH EVNSPC tiện lợi cho khách hàng khi truy cập các dịch vụ về điện.
Với công tơ điện tử khách hàng đễ dàng đọc chỉ số, màn hình công tơ LCD hiển thị chỉ số bằng số điện tử chính xác, không sợ đọc nhầm chỉ số; dễ dàng kiểm tra, giám sát, theo dõi những chỉ thị, biểu hiện trên thiết bị để phát hiện kịp thời sự bất thường, nguy cơ hư hỏng của thiết bị. 
Đối với công tơ còn lắp đặt trong nhà sẽ không còn làm phiền khi hàng tháng nhân viên ngành điện đến đọc chỉ số so với công tơ cơ khí.
Thuận tiện cho khách hàng trong việc theo dõi được sản lượng điện tiêu thụ hàng ngày và hóa đơn tiền điện hàng tháng qua ứng dụng CSKH EVNSPC. Có thể tra cứu bất cứ thời điểm nào sản lượng điện hàng ngày qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, nên người dùng rất yên tâm sử dụng.
Chính xác, minh bạch
Sau khi thay thế, hiệu quả quản lý vận hành lưới điện đã mang lại nhiều giá trị khác biệt, nhất là tính minh bạch, chính xác chỉ số điện năng, giúp khách hàng an tâm, tin tưởng khi sử dụng điện; đồng thời, tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên ghi chỉ số điện hằng tháng. Tỷ lệ công tơ bị hư hỏng giảm đáng kể.
Toàn bộ số liệu của công tơ được truyền về server máy chủ và được lưu trữ trên hệ thống, giúp xác định truy xuất chỉ số điện hàng tháng rất dễ dàng. Đối với khách hàng, khi có nhu cầu kiểm tra tình hình sử dụng điện có thể truy cập được ngay trong ngày/trong tuần/trong tháng xem nhà mình sử dụng bao nhiêu chỉ số điện năng. Đây là sự minh bạch trong mua bán điện mà khi sử dụng công tơ cơ khí không thể đáp ứng được.
Qua đó, giúp khách hàng chủ động điều chỉnh kế hoạch sử dụng điện phù hợp; kịp thời phát hiện sản lượng điện tăng bất thường do rò rỉ, thất thoát điện năng; chủ động thanh toán tiền điện hàng tháng. Đồng thời, xóa bỏ những thông tin tiêu cực, những thông tin suy diễn về việc không minh bạch chỉ số điện, ghi sai chỉ số điện.
Bước tiến trong chuyển đổi số

Thuận tiện trong công tác quản lý vận hành, khai thác công tơ.
Áp dụng công nghệ đo xa bằng công tơ điện tử có nhiều tiện ích vượt trội, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, giúp khách hàng sử dụng điện thuận tiện trong việc theo dõi lượng điện tiêu thụ hàng ngày và hóa đơn tiền điện hàng tháng qua ứng dụng CSKH EVNSPC.
Số liệu công tơ đo đếm thu thập từ xa cũng góp phần phục vụ việc tính hóa đơn tiền điện, giám sát và giảm tổn thất, nâng chất lượng điện năng, tính toán và cải thiện các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, giám sát tình trạng vận hành của trạm biến áp và đường dây để nâng cao độ an toàn lưới điện.
Việc thay thế công tơ điện tử đo xa cũng giúp cho các nhân viên ngành điện thực hiện nhiệm vụ nhanh gọn, chính xác và an toàn lao động hơn. Trước đây, khi sử dụng công tơ điện cơ khí, hằng tháng công nhân phải đi đến từng vị trí lắp đặt công tơ để đọc và ghi chỉ số điện năng tiêu thụ. Cách làm này tiềm ẩn nguy cơ sai sót khi xác định chỉ số điện tiêu thụ do quá trình đọc, nhập dữ liệu hoàn toàn là thao tác thủ công. 
Có thể thấy, việc triển khai hệ thống công tơ điện tử đo xa là bước chuyển mình nhanh chóng trong cách tiếp cận công tác quản lý, vận hành hệ thống điện, từ việc chuyển đổi mô hình thủ công sang tự động trong công tác thu thập số liệu đến việc xử lý, phân tích các dữ liệu có được. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ, hướng tới sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng, phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của EVN.
Theo Trang tin điện tử Ngành điện

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151