Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng cao, cơ cấu sản lượng thay đổi theo hướng bất lợi khi các nguồn mua có giá rẻ giảm, nguồn mua có giá đắt tăng... Do đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Sản lượng phát thực tế của các loại hình nguồn điện có giá thành sản xuất cao từ đầu năm 2023 tới nay và dự kiến cho cả năm 2023 tiếp tục gia tăng, nhất là so với năm 2022.
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá thành khâu truyền tải, phân phối – bán lẻ và phụ trợ đến tháng 10-2023 là khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.
Quy định về cơ chế DPPA sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ NLTT và khách hàng sử dụng điện lớn.
Để đo lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng, mỗi gia đình hay doanh nghiệp đều phải có công tơ điện. Vì sao thiết bị này lại quan trọng như vậy? Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề báo chí, dư luận quan tâm liên quan đến cơ chế giá điện tại Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 190/BC/BCT gửi Thủ tướng về thông tin liên quan dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã được trình trước đó.
Trong khi Dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân được đề xuất bù lỗ cho khoản lỗ năm ngoái (hơn 26.000 tỉ đồng) vẫn đang nhận nhiều luồng ý kiến thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục lỗ gần 29.000 tỉ đồng trong 8 tháng của năm 2023.
Để khuyến khích người dân chuyển đổi sang xe điện, cần có một mức giá hợp lý dành cho việc sạc pin, và quá trình sạc phải thực sự thuận tiện, nhanh chóng. Còn đối với ngành điện, trách nhiệm sẽ nặng nề hơn khi phải cân đối đơn giá cũng như cơ chế phân phối điện để đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.
Tính đến ngày 13/10, có 69 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương, tăng 1 dự án so với tuần trước (Nhà máy Điện gió Tân Ân 1 Giai đoạn 2021 - 2025 - công suất 30MW).