Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 17/05/2024 | 10:53 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: 5 năm vượt khó với những kết quả đáng tự hào

09/01/2024
Năm 5 qua, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã phấn đấu vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả đáng tự hào.
Khó khăn bủa vây kéo dài
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2019, một nhà máy đồ sộ với những công nghệ hiện đại nhưng lúc này chỉ có 389 cán bộ công nhân viên (CBCNV). So với định biên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt thì Nhà máy còn thiếu hơn 37% lực lượng lao động. Mặt khác, nhân lực vận hành mới được đào tạo, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống và sự cố còn hạn chế. Cán bộ và các chuyên viên làm việc tại khối phòng, ban cũng còn thiếu và ít kinh nghiệm quản lý nhà máy nhiệt điện. Đây chính là hạn chế cơ bản khiến lãnh đạo nhà máy phải đau đầu trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giám đốc Vũ Thanh Hải phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024
Bước sang năm 2020, sau khi tiếp nhận Nhà máy Vĩnh Tân 4 mở rộng (Tổ máy số 3) Nhà máy tiếp tục được EVN huy động với công suất cao, sản lượng điện theo kế hoạch là 11,603 tỷ kWh, trong khi Nhà máy vẫn trong tình trạng thiếu nhân lực; các hệ thống thiết bị của nhà máy chưa hoạt động ổn định, vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong giai đoạn bảo hành. Việc cung cấp than phục vụ phát điện những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, có giai đoạn còn thiếu, chất lượng than không ổn định, dẫn đến một số thời điểm nhà máy phải giảm tải và ngừng tổ máy do thiếu than.
Tuy nhiên, với sự phấn đấu không ngừng nghỉ, sau 2 năm hoạt động, lãnh đạo nhà máy vừa điều hành sản xuất kinh doanh, vừa tuyển dụng, đào tạo và hoàn thiện bộ máy nhân sự phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tới năm 2021, công tác bố trí, sắp xếp nhân sự đã đi vào ổn định. Lúc này, lại muôn vàn khó khăn khác xuất hiện bởi sản xuất điện trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, diễn biến khó lường. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất thông suốt và đặc biệt là an toàn sức khỏe cho CBCNV, Nhà máy phải tổ chức cho CBCNV làm việc và nghỉ tập trung trong nhà máy với điều kiện cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn. Bên cạnh đó, tình hình huy động các tổ máy bắt đầu suy giảm, do chính sách ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và tình hình suy thoái kinh tế dẫn đến các tổ máy không có cơ hội để phát, kéo theo tình trạng tồn kho than tăng cao.
Năm 2022, kế hoạch sản lượng điện được giao trong năm là 5.019 triệu kWh cho Nhà máy Nhiệt điện và 72 triệu cho Nhà máy điện mặt trời. Đối với Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, đây là mức thấp nhất từ khi Nhà máy đi vào hoạt động. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh những tháng đầu năm 2022 vẫn còn những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác điều hành sản xuất của nhà máy; các tổ máy không được huy động trong thời gian dài hoặc huy động ở mức công suất thấp. Đặc biệt, giá than, giá dầu thô và nhiều vật tư thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng mạnh đã trực tiếp ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Bước sang năm 2023, giá than có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, do bị ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraina. Bên cạnh đó, nhu cầu phụ tải tiếp tục giảm thấp nên Nhà máy tiếp tục huy động sản lượng điện ở mức thấp theo kế hoạch EVN giao là 5.561 triệu kWh.
Tuy nhiên, với sự cố gằng không ngừng của CBCNV nhà máy, tổng sản lượng điện sản xuất toàn nhà máy tính đến hết ngày 31/12/2023 là 5.351,7/ 5.345 triệu kWh, đạt 100,1% so kế hoạch năm 2023, tăng 69% (cao hơn 2.177 triệu kWh) so với năm 2022.
Vượt khó thành công
Đến nay, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã từng bước khắc phục được những khó khăn, tồn tại, bất cập, nhanh chóng đi vào ổn định và nâng cao hiệu quả các mặt công tác.
Sau 5 năm nhìn lại, Nhà máy đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục, đáp ứng yêu cầu về huy động năng lượng của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia A0. Theo đó, lũy kế sản lượng điện sản xuất từ 2019 - 2023 sấp xỉ 35 tỷ kWh (34.537 triệu kWh). Đồng thời, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của Nhà máy cơ bản đều đạt và vượt mức kế hoạch, trong đó suất tiêu hao nhiệt/than giảm một cách ấn tượng qua từng năm, tiết kiệm cho EVN hàng ngàn tỷ đồng.
Đối với Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 1, kể từ khi đưa vào vận hành thương mại từ ngày 09/07/2020 đến nay sản lượng điện của Nhà máy là 251,92 triệu kWh. Qua đó, đóng góp không nhỏ cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.
Giám đốc Vũ Thanh Hải trao khen thưởng cho các tập thể và cá nhân Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 có thành tích xuất sắc
Đối với công tác đấu thầu, mua và quản lý hợp đồng cũng như công tác giao nhận than… đã khắc phục kịp thời các tồn tại, khiếm khuyết và sự cố của hệ thống bốc dỡ than, từ đó nâng cao năng suất bốc dỡ trung bình từ 14.000 tấn/ngày lên 23.000 tấn/ngày, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nhiên liệu cho phát điện trong mọi tình huống.
Không chỉ quan tâm đầu tư, thực hiện tốt cho hiệu quả sản xuất kinh doanh, song song với đó công tác về đầu tư cho môi trường được Nhà máy thực hiện đạt tiêu chí xanh - sạch - đẹp, đúng như mô hình nhà máy công viên; các chỉ số về nước thải, khí thải của nhà máy từ khi đi vào hoạt động đến nay luôn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và quy chuẩn quốc gia về môi trường. Việc xử lý, tiêu thụ tro xỉ phát sinh ngày càng được chú trọng, đảm bảo các quy định về môi trường.
Bên cạnh đó, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, sẻ chia vì cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Theo đó, tính từ năm 2019 đến nay với tổng số tiền chi cho các hoạt động này là 1.170,6 triệu đồng.
Dự báo năm 2024, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Giá nhiên liệu đầu vào còn ở mức cao; diễn biến bất thường của thời tiết; tình hình nền kinh tế Việt Nam nói chung phục hồi còn chậm; xung đột Ukraine- Nga, Israel -Hamas làm gia tăng thêm bất ổn địa chính trị dẫn tới ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa như than, dầu, lương thực… Khó khăn căn bản là vậy, để thực hiện tốt được nhiệm vụ cung ứng điện, các chỉ tiêu EVN giao, tập thể CBCNV Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 cần phát huy tốt truyền thống 69 năm ngành Điện Việt Nam, nỗ lực hết mình để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch; đồng thời khắc phục các tồn tại hạn chế trong năm 2023 để gặt hái được những kết quả vang dội.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Hà Nội triển khai giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm

16/05/2024

UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong địa bàn tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm năm 2024.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151