Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 08/11/2024 | 22:37 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nhiệt độ chạm mốc 40 độ C, Nhật Bản ghi nhận ngày nóng nhất trong năm 2023

08/08/2023
Cơ quan chức năng của Nhật Bản đã kêu gọi người dân nên dành nhiều thời gian ở trong nhà và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ say nắng trong trường hợp cần thiết phải đi ra ngoài.
Nắng nóng nguy hiểm đe dọa tính mạng con người ở Nhật Bản
Theo The Japan Times, Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết, nước này ghi nhận nhiệt độ đạt mức 40 độ C lần đầu tiên trong mùa hè này, trong bối cảnh một đợt nắng nóng đang tiếp tục thiêu đốt nhiều vùng trên khắp Nhật Bản.
Cụ thể, nhiệt độ đạt mức 40 độ C vào lúc 2 giờ chiều ngày 5/8 trong thành phố Date, tỉnh Fukushima.
Thủ đô Tokyo ghi nhận thời tiết nắng nóng gay gắt ngày thứ 16 trong năm nay, với nhiệt độ bằng mức kỷ lục ghi nhận năm ngoái là 35,9 độ C.
Tính trên cả nước, nhiệt độ trong tháng 7 tại Nhật Bản cao hơn mức trung bình 1,91 độ C - mức cao nhất từ khi bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 1898.
Mọi người sử dụng ô và dù che nắng để tránh nhiệt độ tăng cao trong khi chờ băng qua đường bên ngoài ga Shinjuku của thủ đô Tokyo vào tuần trước. Ảnh: AFP/The Japan Times
Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản, trong khi khu vực Tohoku, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thường có nhiệt độ mát hơn so với một số vùng khác của đất nước thì nắng nóng nguy hiểm đã đạt đến mức đe dọa tính mạng con người trên khắp Nhật Bản.
Nhiệt độ ở Sakai, tỉnh Fukui, cũng như thành phố Fukushima, đều tăng trên 39 độ C vào khoảng 2 giờ chiều ngày 5/8.
Tính đến 2 giờ chiều ngày 5/8, 225 địa điểm của Nhật Bản đã trải qua "một ngày cực kỳ nóng", nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở đó đã vượt quá 35 độ C.
Cảnh báo say nắng có hiệu lực vào ngày 5/8 đối với 41/47 tỉnh của Nhật Bản. Cơ quan chức năng của nước này đã kêu gọi người dân nên dành nhiều thời gian ở trong nhà và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ say nắng trong trường hợp cần thiết phải đi ra ngoài.
Tại Nhật Bản, những đợt nắng nóng kéo dài kết hợp với không khí ngột ngạt đã đặc biệt đè nặng lên 36 triệu người từ 65 tuổi trở lên của quốc gia này. Nhóm người này có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao hơn nhiều so với các đối tượng khác trong thời tiết nắng nóng.
Hàn Quốc nâng cấp độ khẩn cấp ứng phó với thời tiết lên mức "nghiêm trọng"
Trong khi đó, theo Yonhap, tại Hàn Quốc, người dân cũng đang phải hứng chịu đợt nắng nóng lịch sử khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao đột biến và dự kiến tiếp tục tăng cao trong tuần tới khi nhiệt độ lên đến đỉnh điểm.
Bộ Hành chính và an ninh của Hàn Quốc đã phải nâng cấp độ khẩn cấp ứng phó với thời tiết lên cấp độ 2, mức "nghiêm trọng".
Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ điện ở Hàn Quốc duy trì ở mức dưới 70GW cho đến đầu tháng 7/2023, đã tăng dần do thời tiết nắng nóng trong mùa Hè.
Lần đầu tiên sau 4 năm Hàn Quốc tái ban hành lệnh cảnh báo nghiêm trọng về thời tiết nắng nóng. Ảnh: Trời nắng gay gắt tại Seoul, Hàn Quốc. Nguồn: Yonhap
Từ ngày 17/7, khi các đợt mưa lớn kết thúc, nhu cầu điện đã tăng lên cao vượt mức 80GW/ngày. Nhu cầu điện năng cao nhất trong mùa Hè này được ghi nhận vào ngày 27/7, khi tăng vọt lên mức 87GW.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng Hàn Quốc dự đoán, sau tuần đầu tiên của tháng 8 này, khi các kỳ nghỉ Hè tập trung kết thúc, hoạt động công nghiệp ồ ạt nối lại và nắng nóng lên cao điểm, nhu cầu điện năng sẽ tiếp tục căng thẳng.
Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc dự kiến nhu cầu tiêu thụ điện ở Hàn Quốc sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong khoảng ngày 10/8 khi lượng tiêu thụ điện có thể lên đến 92,5 - 97,8GW/ngày; đồng thời cảnh báo các đơn vị chức năng không buông lỏng quản lý để đề phòng sự cố.
Cơ quan này đã bổ sung biện pháp đảm bảo nguồn dự phòng bằng cách vận hành thử các máy phát điện dự phòng; đồng thời chuẩn bị kế hoạch để nhanh chóng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Đây là lần đầu tiên sau 4 năm Hàn Quốc tái ban hành lệnh cảnh báo nghiêm trọng về thời tiết nắng nóng.
Theo Tạp chí Công dân và Khuyến học

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển năng lượng tái tạo

08/11/2024

Theo đại biểu Quốc hội, Luật Điện lực (sửa đổi) cần phải thiết kế theo hướng đáp ứng cả 2 mục tiêu, vừa đạt mục tiêu trước mắt là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhưng cũng vừa phải đạt mục tiêu lâu dài là thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế của Việt Nam, đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, việc khai thác hiệu quả, phát triển dự án điện năng lượng tái tạo là yêu cầu cấp thiết.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302