Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 15/05/2024 | 15:08 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Bảo đảm một tương lai xanh và độc lập về năng lượng

14/09/2023
Trong chiến thắng vang dội cho hành động vì khí hậu và sự bền vững, với 470 phiếu ủng hộ, 120 phản đối và 40 phiếu trắng, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã đưa đưa ra chấp thuận cuối cùng cho văn bản luật pháp mang tính đột phá nhằm đẩy nhanh việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo trên khắp lục địa - Chỉ thị Năng lượng tái tạo sửa đổi, theo đó, đặt ra mục tiêu 42,5% năng lượng của EU phải được tạo ra từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.
Nâng cao đáng kể các mục tiêu về năng lượng tái tạo
Động thái này thể hiện một phần trung tâm trong chiến lược rộng lớn hơn của EU nhằm chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. Những mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý này biểu thị một bước nhảy vọt đáng kể trong cam kết của châu Âu về tương lai xanh, bền vững hơn.

Nguồn: Shutterstock
Luật mới được thông qua nâng cao đáng kể các mục tiêu về năng lượng tái tạo của EU, với mục tiêu đến năm 2030, 42,5% năng lượng của EU phải được tạo ra từ các nguồn tái tạo. Mục tiêu đầy tham vọng này thay thế mục tiêu trước đó là 32%, phản ánh cam kết vững chắc của khối trong việc tích cực chống biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải carbon.
Tuy nhiên, hành trình đến những mục tiêu cao cả này không phải là không có thách thức. Các cuộc đàm phán giữa Chính phủ các nước thành viên EU cho thấy đây là quá trình đầy khó khăn và gây nhiều tranh cãi. Một trong những trở ngại chính trong các cuộc đàm phán là việc thừa nhận năng lượng hạt nhân là một thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh của châu Âu. Pháp khẳng định, việc châu Âu chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo sẽ cần sản xuất hydro từ cả nguồn năng lượng tái tạo và hạt nhân. Luật chỉ bảo đảm được sự hỗ trợ cần thiết sau khi Pháp giành được ưu đãi về năng lượng hạt nhân- loại năng lượng có hàm lượng carbon thấp nhưng không thể tái tạo. Do đó, theo Pháp, luật pháp của EU nên được điều chỉnh để hỗ trợ cả hai hình thức sản xuất năng lượng, cho phép tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ năng lượng xanh rộng hơn.
Ông Markus Pieper, nhà đàm phán về luật của Nghị viện EU, bày tỏ sự lạc quan về tác động của luật. Ông nhấn mạnh, nó sẽ đơn giản hóa quy trình phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo mới và khuyến khích phát triển các công nghệ đổi mới.
Các mục tiêu mới mà EU đặt ra không chỉ là những con số trừu tượng. Chúng đi kèm với các mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực như giao thông và công nghiệp. Những mục tiêu đó được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Để đạt được điều này, Brussels hy vọng sẽ dựa nhiều hơn vào sản xuất trong nước, từ đó giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Hiện tại, Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng linh kiện sử dụng trong lắp đặt năng lượng mặt trời ở châu Âu.
Những thách thức trong ngành năng lượng mặt trời
Mặc dù những phát triển trên rất đáng khích lệ, nhưng ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của châu Âu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức riêng. Giá mô-đun giảm đáng chú ý, phần lớn là do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp Trung Quốc, đã làm dấy lên mối lo ngại về tính bền vững của các nhà sản xuất châu Âu. Ủy ban châu Âu nhận thức sâu sắc những khó khăn trên và đang tích cực tham gia thảo luận với các nhà sản xuất năng lượng tái tạo để tìm ra các giải pháp tiềm năng. Đồng thời, EU đang trong quá trình đàm phán nhằm xây dựng một luật mới giúp tăng cường hỗ trợ cho việc sản xuất công nghệ xanh tại địa phương.
Năm 2021, châu Âu sử dụng 22% năng lượng từ các nguồn tái tạo, một khởi đầu đầy hứa hẹn trên con đường hướng tới bền vững. Với việc phê duyệt các mục tiêu ràng buộc nói trên, EU đang đưa ra tuyên bố táo bạo về cam kết của mình trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Luật mới được thông qua đặt ra tiền lệ cho hành động khí hậu đầy tham vọng mà các khu vực khác có thể noi theo trong nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Theo Báo Đại biểu Nhân dân 

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151