Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 09/12/2024 | 10:18 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nỗi lo 'tuyển kỹ sư điện bằng khối D'

15/09/2023
Tôi là giáo viên và khẳng định chương trình phổ thông hiện nay rất nặng. Để phát triển đất nước thì cần nhân lực chất lượng cao.
Tôi thấy lo cho khối A gồm các môn Toán, Lý, Hóa thuần tự nhiên. Hiện trạng học sinh bây giờ học vất vả từ tiểu học, học nặng nhất là lớp 5 và lớp 9 để thi vào chuyên cấp 2 và THPT cấp 3. Sau 9 năm mệt nhoài các em mất hết sức lực và lên THPT khi kiến thức học định hướng nghề nghiệp thì các em nản, chọn học môn dễ học, rồi xét học bạ nên môn nào dễ đi cao thì học.
Học các môn KHTN để phát triển khoa học công nghệ cho đất nước bây giờ không nhiều học sinh theo học. Nếu muốn giáo dục tốt phải thay đổi, tiểu học chỉ học kiến thức căn bản, rèn kỹ năng sống, đạo đức, thể chất. Nếu xem như khách hàng thuần túy, các trường đại học phải chiều theo ý muốn của các sinh viên. 
Cấp THCS nên dạy kiến thức tất cả các môn ở mức vừa phải, không phân biệt môn chính, môn phụ. KHTN, KHXH phải được học đầy đủ, không chỉ học Toán, Văn, Anh Văn như hiện nay. Cấp THPT có thể phân ra 2 năm đầu học chương trình chuẩn vừa phải. Năm cuối học các môn định hướng nghề nghiệp sâu hơn với các em có năng lực, muốn thi trường ĐH top, những em lực học bình thường thì học kiến thức vừa phải.
Năm lớp 12 sẽ là năm quan trọng nhất với cả giai đoạn học phổ thông chứ không phải lớp 9 như hiện nay. Tư duy, phương pháp học THPT sẽ phục vụ việc học ĐH, không nên để 9 năm đầu đi học các em bị vắt kiệt sức và không còn sức để học sâu kiến thức THPT và Đại học.
Bản thân là giáo viên, tôi thấy rất nhiều học sinh chật vật với giáo dục THPT, với các em như vậy học một nghề phù hợp với năng lực của bản thân tốt hơn phải cố cho được bằng đại học cho bằng bạn bằng bè.
Đơn giản, học kỹ sư điện thì ít nhất phải học mức khá Toán và Vật Lý THPT. Đằng này có nhiều em kiến thức Toán và Vật Lý THPT ở mức kém thì sao đủ khả năng hiểu được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện để làm kỹ sư, tại sao không phải đào tạo nghề điện mà cứ phải là kỹ sư điện?
Số lượng trường đại học ít như trước đây không phải là tốt nhưng quá nhiều như bây giờ càng không phải là tốt, lãng phí đào tạo cực lớn, vì học nghề chỉ cần hai năm, học kỹ sư cần 4, 5 năm trong đó nhiều môn nhiều người không có khả năng học.
Tôi thấy tình hình chọn học môn tự nhiên ở các trường hiện nay đang rất đáng lo. Khối A0 sắp vắng bóng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Trước đây nhiều người phản đối các trường thi Toán, Lý, Hóa làm gì khi mà vào trường không dùng đến nhưng các trường đều giải thích rằng do khi vào học, học sinh khối A00 học tốt hơn hẳn các khối khác.
Bây giờ thì đến kỹ sư điện cũng tuyển sinh khối D vì nhiều học sinh chọn học do dễ nhưng chất lượng kỹ sư sẽ đi về đâu?
Theo VnExpress

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302