Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:01 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hoạt động ERAV

Khái quát kết quả công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động điều tiết điện lực năm 2023

08/03/2024
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm là công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về điều tiết hoạt động điện lực.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm là công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về điều tiết hoạt động điện lực.
Trong bối cảnh yêu cầu quản lý ngày càng cao đối với hoạt động điện lực, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật đối với công tác điều tiết điện lực là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Năm 2023 là một năm có nhiều khó khăn đối với Cục Điều  tiết điện lực, song các cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật về điểu tiết điện lực vẫn luôn thể hiện sự vững tâm, nỗ lực với tinh thần quyết tâm cao để hoàn thành các công việc được giao.
Năm 2023, điểm thuận lợi trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý là luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rất sát sao của Chính phủ, Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Công Thương. Do vậy, Cục Điều tiết điện lực đã hoàn thành Chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được Lãnh đạo Bộ giao, bảo đảm chất lượng và thời hạn, cụ thể: Cục đã xây dựng 06 văn bản, bao gồm 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 05 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bên cạnh các văn bản pháp luật được giao trong Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, Cục Điều tiết điện lực còn chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) để đề nghị Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình năm 2024. Song song với giai đoạn này, Cục Điều tiết điện lực đang cùng các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo Nghị quyết của Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện 02 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 06 Thông tư và đề nghị xây dựng 01 Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), quyết tâm hoàn thành trong năm 2024.
Các văn bản trên có nội dung đặc thù chuyên môn, phức tạp, nhạy cảm, nhiều trường hợp đề cập đến các vấn đề mới chưa có tiền lệ, cơ sở pháp lý chưa rõ ràng hoặc còn nhiều ý kiến trái chiều giữa các cơ quan, đơn vị, đòi hỏi phải báo cáo, giải trình cũng như xin ý kiến nhiều lần, qua nhiều năm, trong khi số lượng công chức của các phòng trong thời gian qua có nhiều biến động.
Có thể thấy, đối với những văn bản pháp luật mà nội dung chỉ tác động tới quyền và lợi ích hợp pháp của một nhóm đối tượng, không có hoặc ít mâu thuẫn về lợi ích thì tính chất phức tạp trong quá trình xây dựng văn bản thấp hơn. Ngược lại, trong các văn bản pháp luật ngành điện, các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản này thường có lợi ích đan xen, thậm chí mâu thuẫn về lợi ích, do vậy quá trình xây dựng văn bản trở nên phức tạp do phải cân đối được lợi ích của các bên có liên quan (như Luật Điện lực, các văn bản liên quan đến giá điện, hợp đồng mua bán điện, thị trường điện).
Để công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật đối với hoạt động điện lực đạt được kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời gian tới, cần tiếp tục được sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương và sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, nhất là đối với nhiệm vụ xây dựng Luật Điện lực sửa đổi, là văn bản pháp lý có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, tuân thủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, đồng thời bám sát chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo về chất lượng, tiến độ, quy trình và thủ tục xây dựng văn bản, đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý điều tiết điện lực trong tình hình mới. 
                                                                                                                Cục Điều tiết điện lực

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151