Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 22/06/2024 | 03:26 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hoạt động ERAV

Bộ Công Thương tổ chức họp lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

24/05/2024
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức họp lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Tham dự cuộc họp còn có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương, gồm: Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Pháp chế....
Bên cạnh đó, cuộc họp còn có sự tham gia của các Tổ chức Quốc tế, Hiệp hội, Tập đoàn nước ngoài…
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Đinh Tuấn
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, Dự thảo Nghị định bao gồm 5 Chương, 30 Điều và 5 phụ lục.
Dự thảo Nghị định xây dựng nội dung 2 chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng và qua lưới điện quốc gia.
Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng sẽ được thực hiện đơn giản, giá điện được thỏa thuận giữa các bên.
Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đinh Tuấn
Mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia: Là trường hợp phổ biến, thường áp dụng cho các khách hàng ở xa nguồn phát thực hiện mua điện qua thị trường điện giao ngay. Theo đó, khách hàng có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay cộng với các loại giá, chi phí dịch vụ và các chi phí hợp lý, hợp lệ khác mà khách hàng phải trả.
Cục Điều tiết Điện lực nêu cụ thể, việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý để bảo đảm đồng thời nhiều mục tiêu.
Ông Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực phát biểu
Nội dung tại Dự thảo Nghị định hoàn toàn tuân thủ quy định Luật Điện lực và các văn bản chỉ đạo có liên quan và phù hợp với chủ trương, chính sách của Việt Nam bao gồm: Đảm bảo quyền mua bán điện trực tiếp của Khách hang sử dụng điện lớn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Điện lực; Phù hợp với chủ trương chính sách của Việt Nam trong việc ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng sạch, cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; Triển khai nhiệm vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Việc lấy ý kiến trực tiếp của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cùng các ý kiến góp ý trước đó sẽ giúp cơ quan chủ trì soạn thảo sớm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ theo đúng tiến độ đề ra.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

Tham vấn IEA về lộ trình hướng tới Net Zero của ngành điện Việt Nam

15/06/2024

Ngày 13/6/2024, tại trụ sở Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), ông Nguyễn Thế Hữu - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đã có buổi làm việc với đại diện Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhân dịp IEA tới Việt Nam.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151